Hover on the image to zoom

Tham Đồng Khế Trực Chỉ (Đạo Giáo Thần Tiên) – Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

240,000VND

Mô tả

Tham Đồng Khế Trực Chỉ

Thất phản cửu hoàn là Đại Đạo Kim Dịch Hoàn Đơn. Đó là điều bí mật của Trời Đất, đó là điều uý kỵ của quỉ thần. Lịch thánh xưa nay toàn truyền miệng cho nhau, không ghi lại thành văn tự, cho nên học giả thì đông như lông trâu, mà người biết Đạo thì hiếm như sừng con lân vậy. Lại còn thêm 3600 bàng môn, 72 khúc kính. Đem tà hỗn với chính, đem giả loạn với chân. Tuy có một hai chí sĩ, nhưng không phân biệt được ngọc với đá, nếu không phải là học đã phụ ơn Trời, thì họ cũng đã đem kiến thức cao minh của mình, để cho tà đạo mê hoặc, nhưng người như vậy hỏi có mấy người. Nguỵ Bá Dương Chân Nhân sinh đời Đông Hán( từ 25 đến 220), được thầy là Trường Sinh Âm Chân Nhân truyền dạy. Ông có tư chất thông minh, lại có lòng thương xót hậu thế, nên đã dựa vào Chu Dịch để viết Tham Đồng Khế, chia làm Thượng, Trung, Hạ tam thiên. Tập đầu bàn về thuật Ngự Chính, tập giữa bàn về Lý Dưỡng Tính, tập cuối bàn về phương pháp Phục Thực( Ăn Uống). Ba vấn đề nhưng qui về một Lý. Mở môn hộ riêng, dùng nhiều ngụ ngôn, đón tiếp mọi người. Lấy hữu Tượng sánh với Vô Tượng, lấy hữu hình chỉ vẽ vô hình. Trong đó dược vật, hoả hầu cái gì cũng đủ. Khi sách đã in, thì biếu Tùng Sự Thanh Châu, Cảnh Hưu Từ Công. Từ Công chú được 3 thiên. Phát minh nhưng điều vi diệu của Tham Đồng Khế. Nguỵ Chân Nhân lại truyền cho người Đồng Quận (ở Cối Kê) là Thuần Vu Thúc Thông. Thuần Vu Thị cũng làm Tam Tướng Loại tam thiên, bổ sung những điều khuyết điểm của Tham Đồng Khế. Thế là Kim Đơn chi lý, đã phô bày ra hết không còn gì che dấu cả. Như thế là cả 3 ngài đều chính mình tham chứng, tâm ấn viết thành sách. Các ngài không mô phỏng những gì sai trái, như đã thấy. Nên đây là cốt tuỷ của Tham Đồng. Vạn quyển đơn kinh của hậu thế sau này, đều lấy đây làm gốc. Cho nên ai cũng kêu là vạn cổ Đan Kinh chi chủ. Chu Tử (1130- 1200) viết Khảo Dị Chú Giải Tham Đồng, Trình Tử (1033-1107), Tượng Sơn ( 1139-1192) cũng thường khen sách này. Như vậy thấy rằng Nho gia cũng rất khen thưởng sách này. Thiết nghĩ sách này, lưu truyền đã lâu, nên thứ tự đã rối loạn. Các người bình giải sách này, đều đưa ra ý kiến riêng của mình, hoặc đem đoạn trước cho ra đoạn sau, hoặc đem sau ra trước, hoặc lẫn Kinh văn với Chú thích, hoặc đem lời Tựa xếp lầm với Chính Văn. Chẳng những văn ý không ăn khớp với nhau, mà thứ tự cũng sai lạc. Lại cũng không phân biệt đâu là Kinh, đâu là Lời Chú. Cái gì là của Nguỵ Bá Dương, cái gì là của Cảnh Hưu Từ Công, cái gì là của Thuần Vu. Cũng là một sách của Bá Dương, mà những kẻ vô tri, lại bàn Thái Chiến, hoặc là Thiêu Luyện, huỷ báng Thánh Đạo, làm mai một Chân Tông, làm mất lòng từ bi độ thế của 3 ông ( Nguỵ, Từ và Thuần Vu). Năm Càn Long, Nhâm Dần (1782), may được một người Vô Danh là Ông Chân Nhân chú giải, lại được Thượng Dương Tử (Trần Tử Hư) Trần Chân Nhân chú. Kinh phân rõ ràng, tiết tự trước sau ám hợp. Kinh ra kinh, chú ra chú, chỗ nào thêm thì là thêm, văn ra văn, chú ra chú, gạo muối phân biệt, hắc bạch hiển nhiên, Chân Kinh bị oan khuất cả nghìn năm nay, đều được minh oan. Hai bài chú của 2 ông đem sánh với nhau càng thấy tề chỉnh. Tôi lấy bản Ông Trần làm chính, chính văn và thứ tự có gì không ổn, thì bỏ bớt đi. Phân tiết và chú thích lại, tất cả những gì Tỉ Tượng, Dụ Ngôn trong đó đều coi là phần toái (không cần), cùng với đại chúng xem đâu là Chân chỉ. Thế nào là Lô Đỉnh, thế nào là Dược Vật, thế nào là Âm Dương, thế nào là Ngũ Hành, thế nào là Tiên Thiên, thế nào là Hậu Thiên, thế nào là Hoả Hầu, thế nào là Phanh Luyện, thế nào là Nội Ngoại, thế nào là Chung Thuỷ, nhân hạt đều lộ, đầu đuôi toàn hiện. Sách viết xong gọi là Tham Đồng trực chỉ. Nếu có ai đồng chí, xem và đọc nó, sẽ biết Tham Đồng chi Đạo. Đó chính là bí quyết của thánh hiền xưa nay,  Ngộ Nguyên chú thích, không phải nói ngông cuồng. Nếu chính văn, tiết từ, có chỗ không ổn, mong các bậc cao minh sau này cải chính cho. Năm Đại Thanh, Gia Khánh tứ tuế (1799), ngày Nguyên Đán, Xuân Kỷ Mùi, Thê Vân Sơn, Tố Phác, Tán Nhân, Ngộ Nguyên Tử Lưu Nhất Minh, viết lời tựa này tại Oa Trung. MỤC LỤC THAM ĐỒNG KHẾ Tam Tướng Loại của Thuần Vu Chân Nhân Thượng Thiên. Chương 1.  Pháp Tượng Bắt chước Trời mà hành sự Chương 2.Thiên Địa Âm Dương Chương 3.Thăng Ngao Hoà Hợp Tứ Tượng Chương 4. Lậu Khắc Hoả Hầu Chương 5. Bản Chi Âm Dương, Tam Ngũ Hạ Thiên.   Đỉnh Khí Ca Tóm  tắt về phép Luyện Đơn Tham Đồng Khế của Nguỵ Bá Dương. Thượng Thiên Chương 1. Kiền Cương. Thiên Địa Âm Dương Chương 2. Quân Tử Ăn nói phải cho thành khẩn. Chương 3. Dịch Hành Thuận Thời, Thuận Lý Chương 4. Cố Suy Phải biết Suy Tư Chương 5. Sóc Đán 12 quải khí: Làm gì cũng phải đúng tiết  đúng thời Chương 6. Hối Sóc Phải biết lẽ Âm Dương tiến thoái Chương 7: Hằng Thuận Thuận theo Thiên Văn Địa Lý Chương 8. Ngự Chính Phải thuận theo đường lối Trời Trung Thiên Chương 1: Tướng Dục Tính Mệnh song tu Chương 2: Khảm Nam Âm Dương Tương Hoà Chương 3: Quan Quan Cô Âm Quả Dương Chương 4: Thượng Đức Thượng Đức, hạ đức Chương 5: Nội Dĩ An Tĩnh Hư Vô Hạ Thiên Chương 1: Duy Tích Thất Phản, Cửu Hoàn Quy Nguyên Phản Bản Chương 2: Hà Thượng Dùng Đạo Tâm chế ngự Nhân Tâm Chương 3: Thái Dương Chế Phục Hoả Hầu Chương 4: Đơn Sa Hoà Hợp Ngũ Hành Chương 5: Cương Nhu Diệu dụng của Âm Dương Hiệp Nhất Chương 6: Như Thẩm Đại Đạo Luyện Đơn Tham Đồng Khế Kinh Văn: Lời bạt của Nguỵ Bá Dương Chương 1: Cối quốc Sơ lược về cuộc đời Nguỵ Bá Dương Chương 2: Ca Tự TĐK là do 3 sách hợp lại: Kinh Dịch, Hoàng Lão, Luyện Đơn Chương 3: Phi Đồ Văn chương TĐK Chương 4: Uỷ Thời Nguỵ Bá Dương xưng danh theo lối chơi chữ Tham Đồng Khế trực chỉ của Cảnh Hưu Từ. Thượng Thiên. Chương 1: Kiền Khôn Kiền Khôn là cửa Dịch, là Lô Đỉnh của đạo Kim Đan Chương 2: Nguyệt tiết Khảm Ly là kỷ độ của Động Tĩnh, là Dược Vật. Chương 3: Thiên Địa Tượng Kiền Khôn. Chương 4: Dịch giả Khảm Ly là Biến Dịch. Chương 5: Ư thị Âm Dương không hợp, thì không có Sinh Khí. Chương 6: Cố Dịch Dịch thống Thiên Tâm Chương 7: Bát Quái Không biết biến thông, sẽ Chấp Trung, Chấp Nhất Chương 8: Nhược phù Tứ Thánh viết sách cốt minh truyền Chân Lý. Tham Đồng Khế cũng vậy Trung Thiên. Chương 1: Dương Toại Nếu ta thành khẩn thì cửa Trời sẽ mở ra. Chương 2: Thị Phi Đạo Trời, Đơn Đạo giản dị. Lập dị là sai. Chương 3: Thượng Đức Bậc Thượng Đức Hành Đạo Vô Vi. Bậc Hạ Đức hành Đạo Hữu Vi. Chương 4: Dĩ Kim. Diệu dụng của Hạ Đức: Tinh Hoa Hữu Vi. Chương 5: Nhĩ mục Yếu chỉ của Vô Vi. Hạ Thiên. Chương 1: Suy Diễn Suy Diễn số Ngũ Hành sinh khắc sẽ suy ra Đạo Kim Đơn. Chương 2: Hồ phấn Phải biết phục thực Hạo Nhiên chi Khí mới thành Đạo. Chương 3: Kim nhập Luyện Đơn là thực hiên Chân Tính Thiên Lương. Chương 4: Hoả Ký. Hoà là cái Khí làm cho Âm Dương hoà hợp. Chương 5: Thế nhân. Tiểu thuật không phải Đại Đạo. Chương 6: Tí Ngọ Phục thực là Điều hoà, hợp nhất Ngũ Hành Chương 7: Cự thắng. Kim Đơn là chuyện có thật. Bạt I : Bàn về Luyện Nội Đan. Bạt II: Nhận Định về Tham Đồng Khế của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ  
Tham Đồng Khế Trực Chỉ
Tham Đồng Khế Trực Chỉ
THÊM VÀO GIỎ HÀNG

Mô tả

THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ

Khảo luận & Bình dịch: Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

302 Trang

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tham Đồng Khế Trực Chỉ (Đạo Giáo Thần Tiên) – Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0965494845
0965494845