cao trung
-
220,000VNDMô tả Cao Biền Tấu Thư Địa Lý Kiểu Tự – Cao Trung, Vương Thị Nhị Mười Sách là một áng văn tuyệt tác về phép mô tả các kiểu đất kết mà các cụ xưa kia thường dùng để soi sáng cho việc học “Tầm Long”. Chúng tôi đã thấy và có nghe nói nhiều đến các cụ địa lý, hơn nữa cả bọn thanh niên để cả chôc năm liên tiếp với chiếc ô (dù) và tay nải đi hết làng nọ sang làng kia, tỉnh này sang tỉnh khác nghiên cứu thực hành “Tầm Long mạch” qua sự chỉ dẫn địa danh và thế đất mô tả trong “Cao Biền địa lý tấu thư kiều tự”. Quyền địa đạo diễn ca của cụ TẢ AO mà chúng tôi biên nơi đây chú trọng đến việc tầm Long tróc mạch nên chúng tôi xin cống hiến quý bạn một phần đầu quyển “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự”. Cao Biền Tấu Thư Địa Lý Kiểu Tự Cao Biền Tấu Thư Địa Lý Kiểu Tự
-
150,000VND
Mô tả
Dã Đàm Tả Ao Tầm Long Gia Truyền Bảo Đàm – Cao Trung
TỰA Của Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ Giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn Giáo sư Đại học Nhân văn và Nghệ thuật Viện Đại Học Minh Đức
Cách đây mấy năm ông Cao Trung đã nhờ tôi đề tựa quyển Địa Lý Tả Ao của ông, nay ông lại có nhã ý nhờ tôi đề tựa tập Dã Đàm Tả Ao này. Tác giả cho biết đây là tài liệu viết tay của ông Nguyễn Tấn Minh thuộc giòng giỏi cụ Tả Ao, viết năm Canh Thìn (cụ Tả Ao tên là Nguyễn Đức Huyên). Tôi may mắn có bộ sách “Tả Ao chân truyền địa lý” do Hà Kim, Duyên Tự Sơn Nhân hiệu đính, Bất Chuẩn Phiên khắc và hiệu Nghĩa Lợi hàng Đào phát hành năm Kỷ Mùi (1919) đời vua Khải Định. Tôi đem hai bản so sánh thì thấy hầu hết giống nhau, ngoại trừ một vài chi tiết nhỏ. Như thế là chúng ta có thể vững bụng về phần tài liệu. Nhưng dù là đọc bản in tại Hà Nội hay bản viết tay của ông Nguyễn Tấn Minh, tôi cũng thấy hết sức khó hiểu. Trái lại khi tài liệu trên vào đến tay ông Cao Trung thì nó lại trở nên khúc chiết, rạch ròi, vì nó đã được ông Cao Trung đem công phu phân thành tiết mục hẳn hoi, nhất là sự bình giải hết sức sáng suốt cặn kẽ. Tác giả vẫn dùng lối văn giản dị, lối trình bày rõ ràng, lại còn kèm thêm nhiều đồ bản, để minh chứng, giải thích, khiến người đọc có cảm giác rằng: khoa Địa lý cũng không đến nổi quá khó như mọi người thường nghĩ. Tuy nhiên, tập trước và tập này mới hoàn tất phần căn bản của khoa địa lý. Nếu muốn đi sâu vào chi tiết, nếu muốn nắm vững được hết những huyền vi, ảo diệu của khoa địa lý, là một khoa rất khó trong các khoa Cổ học thuật Trung Hoa, chắc chắn chúng ta còn phải tốn nhiều công phu, đọc nhiều sách vở. Cái đó là điều dĩ nhiên. Tác giả cũng biết như vậy nên đã hứa hẹn cho xuất bản thêm một số tài liệu về khoa này. Chúng ta sau khi đã đọc qua hai tập địa lý của tác giả hẳn đã hài long và ước ao tác giả mau xuất bản cho đủ toàn bộ khoa địa lý, để chúng ta có đủ tài liệu tham khảo và có được toàn bộ sách quý. Vì không sành về Địa lý, nên tôi chỉ chú trọng đến sự chính xác của tài liệu, và chỉ biết đề cao phương pháp khảo cứu và bình giải của tác giả, chứ không muốn đi sâu vào chuyên môn. Tuy nhiên trước khi cho xuất bản tập sách này, tác giả đã đưa cho nhiều bậc lão thành tinh thông về khoa địa lý xem và đã được các vị hết lời khen tặng, như ta thấy trong “Lời mở đầu” của tác giả. Có một điều tôi muốn lưu ý quý vị độc giả là ông Cao Trung từ nhiều năm nay, đã khổ công nghiên cứu về nhiều bộ môn Đông Phương học. Còn riêng về phương diện học vấn, ông cũng có một căn bản hết sức vững chải, một số vốn liếng hết sức dồi dào. Văn bằng cử nhân Văn khoa, Văn học Việt Nam của ông chính cũng là một sự bảo đảm cho sự hiểu biết của ông. Sau những lời trình bày và nhận định trên, tôi xin nồng nhiệt giới thiệu tập sách địa lý Dã Đàm Tả Ao này cùng quý vị độc giả. Ước mong, đối với quý vị, tập sách này sẽ được đúng như lời cụ Tả Ao: Báu này yêu tựa ngọc vàng Được thì nên trọng nên sang, nên giàu Lấy tín lấy kính làm đầu Đạo có sở cầu, chí có ắt nên. Lọ là cưỡi hạc đeo tiền Trước tiên học lấy thần tiên trên đời… Sài gòn, ngày 10 tháng 4 năm 1974LỜI NÓI ĐẦU
Năm 1969 tập Địa Lý Tả Ao (Địa đạo Diễn Ca) ra đời, trong đó chúng tôi có giới thiệu tập Địa lý thứ hai: Dã Đàm Tả Ao (Tầm Long gia truyền bảo đàm) tức là bộ này. Từ khi xuất bản cuốn thứ nhất cho đến nay, chúng tôi được biết luôn luôn quý vị độc giả mong mỏi có cuốn kế tiếp. Cuốn thứ hai, lẽ ra có thể xuất bản vào năm 1970 mà cho đến ngày nay 1974 nó mới ra đời, vì có nhiều yếu tố đặc biệt, mà chúng tôi xin trình bày lên quý vị, dưới đây:- Cuốn trước nặng về loan đầu, cuốn sau nặng về lý khí và hai cuốn này trở nên một cặp thư hùng về căn bản địa lý. Muốn được như vậy phải chuẩn bị cho nó thật chu đáo mới khỏi phụ lòng độc giả trông mong, mới xứng với tập trước và mới hoàn thành sứ mạng việc soạn thảo cổ thư.
- Từ trước tới nay, đã có bao nhiêu man thư về địa lý mà toàn dựa vào lý khí để làm man thư nên cuốn này, nặng phần lý – khí, phải làm cho rõ đâu là chân và đâu là cái ngụy của khoa Địa lý, nên tác giả đã phải ôn lại trên mười bộ sách địa lý vừa cổ thư bí truyền vừa có bán trên thị trường để đối chiếu và loại bỏ đi những phần nào có thể dễ làm cho độc giả dễ nhầm lẫn, khi đọc nó. Ngoài ra, cũng phải phân biệt chỗ nào quan trọng, chỗ nào kém quan trọng để nhấn mạnh những chổ quan trọng, cho độc giả mau có ý thức chính xác về phần lý khí, để đỡ nhầm lẫn, bởi nhầm về lý khí thì rất tai hại.
- Nói là lý khí, nhưng thực thể của nó vẫn là loan đầu. Nếu quân thực thể mà trình bày nguyên những gì trừu tượng, vẫn còn làm cho độc giả khó nhận chân, nên các phần lý khí trên sách đều được tác giả cố gắng dung hòa với loan đầu cho có cả thể (loan đầu) và dụng (lý khí) mới là toàn bích.
- Phần lý khí, nói hết ra một cách quá phân tích sẽ làm mất hứng thú sáng tác của độc giả, và cũng sẽ lại tạo nên hậu quả tai hại là dễ nệ vào phân tích mà quên tổng hợp. Khoa địa lý cũng như nhiều khoa khác phải sử dụng cả phân tích lẫn tổng hợp cùng một lúc mới thành công.
- Sau đây lại là sự dung hòa 2 quan niệm mâu thuẩn liên quan đến sự phổ biến khoa địa lý đã làm cho tác giả thắc mắc suốt thời gian soạn bộ sách này:
- Một là nếu không lưu lại sự chân truyền địa lý thì ít lâu sau khoa này sẽ mai một, đâu còn của báu của tiền nhân.
- Hai là các chân sư sợ rằng “kẻ tục” sẽ tạo nên thị trường địa lý, dù chưa tinh thông. Như vậy sẽ gây tai hại cho đời, nếu sự phổ biến nó quá dễ dàng.
- Địa lý Tả Ao tiên sinh truyền (của cụ Tả Ao).
- Lưu Xá Hòa Chính bí truyền địa pháp (của cụ Hòa Chính)
- Dương gia bí pháp (phối hợp địa lý với các khoa địa lý học Đông phương).
- Bích ngọc kinh (cổ thư địa lý Trung Hoa).
- Thanh nang kinh (cổ thư Địa lý Trung Hoa).
Dã Đàm Tả Ao Tầm Long Gia Truyền Bảo Đàm -
160,000VNDMô tả Địa Lý Gia Truyền Bí Thư Đại Toàn Quý vị cầm nơi tay đây là tập Địa Lý Gia Truyền Bí Thư Đại Toàn – tập này là tập thứ nhất trong tài liệu gia truyền của giòng họ Tả Ao mà tên tổng hợp của nó là Tả Ao Địa Lý Toàn Thư. Thưa quý vị. Tài liệu quý giá nhất về khoa Địa Lý của người Việt Nam là Tả Ao Địa Lý Toàn Thư đã có trên 400 năm nay vẫn được các cụ giữ kín dùng làm gia bảo riêng cho giòng họ nhà mình. Làng Địa Lý Việt Nam ở ngoài Bắc di cư vào Nam năm 1954, không có quý vị nào mang theo được, dù là một phần, tài liệu quý giá này. Sau nhiều năm tìm kiếm, may thay lại kiếm được nó; không phải là do các cụ mang vào kỳ di cư 1954, mà là do cụ Huyện Mười ở Tăng Nhân Phú có từ năm 1914, khi gia đình cụ di cư vào Nam thời đó. Dĩ nhiên làng Địa Lý lại xin sao, và cụ Huyện Mười cũng rộng lượng cho phép. Do đó mỗi thầy Địa Lý di cư đều có một bản. Cao Trung tôi, may thay cũng được dự phần. Các vị Địa Lý Gia khác khi có sách này thì thường cất vào tủ và lâu lâu giở ra xem qua rồi lại cất đi. Riêng chúng tôi, tài không có bao nhiêu, nhưng mộng lại quá lớn. Chúng tôi quyết dịch và giải thích bộ sách này để dành lại cho hậu thế một tài liệu quý báu đang sắp bị thất truyền. Trên 10 năm làm việc không ngừng, tham khảo với hàng trăm cụ Địa Lý dù quen hay lạ, nếu cụ nào cho phép là tôi tới và gặp. Sách Địa Lý nào cũng mua, sao và đọc. Nhờ rộng đường tham khảo nên năm 1975 mới xong. Mới vừa hoàn tất xong phần dịch thuật chưa kịp san định, giải thích thêm, hoặc phân chia tiết mục, thì phải di cư. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi được biết trước, được xuất ngoại, có một tiếng đồng hồ nên bỏ hết cả tài sản lại nhưng cố mang theo bản thảo Bộ Tả Ao Địa Lý Toàn Thư, một đứa con tinh thần, một hoài bão vĩ đại, một giấc mộng lớn mà tôi đã cưu mang, chăm sóc ngoài 10 năm cũng chỉ mong bộ sách này được để lại cho đời sau khỏi thất truyền mà thôi. Ước mong giản dị đó đã trải trên 10 năm ở Việt Nam và tiếp theo là trên 10 năm nữa ở Hoa Kỳ. Giờ đây tập thứ nhất của Tả Ao Địa Lý Toàn Thư mới đến tay quý vị. Thật quá trễ nhưng vì khoa Địa Lý đã khó mà chúng tôi lại muốn nó hết sức toàn vẹn trước khi đem in. Tập thứ nhất này lấy tên là: Địa Lý Tả Ao Bí Thư Đại Toàn Và tập kế tiếp là: Địa Lý Tả Ao Vi Sư Pháp Sau đó còn độ 4 – 5 tập nữa mới hoàn tất toàn bộ Địa Lý của dòng họ Tả Ao. Thưa quý vị, bộ sách Địa Lý này có 3 phụ lục thật đặc sắc. Một phụ lục lò Bát Đại Hoàng Tuyền và phụ lục thứ hai là Long Thượng Bát Sát và phụ lục thứ ba là Thủy Pháp. Ở trong tài liệu của cụ Tả Ao dịch mới đây cũng nói đến nó, mà nói một cách hết sức mơ hồ thật ra nó là phần quan trọng nhất của khoa Địa Lý. Chúng tôi biết đến 9 phần 10 Địa Lý Gia không nắm vững 3 phần quan trọng này. Do đó chúng tôi phải cố gắng sắp xếp lại cho thật minh bạch ba phần này trước khi các cụ học Địa Lý phần khẩu thụ tâm truyền mới nắm vững nó mà ngày nay trên bộ sách này nhờ ba phụ lục đặc biệt này quý vị nắm vững và biết thật chính xác nó. Phần Thủy Pháp trong quyển này gồm 48 trang đã là ngắn gọn nhưng chúng tôi lại đã thu gọn vào một Biểu Nhất Lãm tô màu và bọc plastic – Biểu Nhất Lãm Thủy Pháp này làm bằng tay có 2 mặt – mặt trước là Biểu Nhất Lãm Thủy Pháp và mặt sau là La Kinh có chú thêm chữ Việt thường dùng trong khoa Địa lý. Chỉ cần đặt một cái kim chỉ nam vào giữa là ta đã có La Kinh đầy đủ và đặt kim chỉ nam vào giữa mặt trước ta đã có Biểu Nhất Lãm Thủy Pháp mà có sách Tàu phải viết đến 500 trang mới hết. Mong rằng với sự cố gắng trình bày tập sách này sẽ giúp quý vị nhiều về khoa Địa lý. CAO TRUNG Địa Lý Gia Truyền Bí Thư Đại Toàn Địa Lý Gia Truyền Bí Thư Đại Toàn
-
160,000VNDMô tả Địa Lý Trị Soạn Phú Ta đã biết địa lý có 2 phần: Loan đầu và Lý khí. Loan đầu là những gì thực tiễn của khoa địa lý mà ta có thể trông thấy trực tiếp trên đất đai nếu ta biết tìm nó.Lý khí là phần trừu tượng áp dụng các công thức Lý học Đông phương vào khoa địa lý để đưa đến kết quả tốt đẹp hơn.Bộ địa lý Vi sư pháp vừa xuất bản năm 1996 đã cho ta biết vững vàng về Loan Đầu. Bộ này, bộ Địa Lý Trị Soạn Phú phải đưa ta đến phần Lý khí, là phần có thể nói rất khó vì nó áp dụng nhiều công thức của nhiều bộ môn của Lý học Đông phương như Hà Đồ, Lạc Thư, các quẻ của Chu dịch, của Nhâm độn, của Giáp độn, của Lịch số, của Thiên văn v.v… Mấy ai đã học hết các bộ môn kia nên Lý khí xưa nay vẫn được coi là mơ hồ và khó hiểu.Những áp dụng chân chính thì rất hay nhưng bên cạnh nó lại thường kèm theo một số áp dụng man thư do một số man thư muốn giữ độc quyền của khoa địa lý bày đặt ra để làm lạc lối người học địa lý. Các cụ cho biết là Vua Hồng Vũ nhà Minh muốn giữ độc quyền khoa địa lý cho Hoàng tộc, nên có thuê một số man thư viết thêm nhiều áp dụng man thư cho người sau học dễ lạc vào rừng lý khí man thư mà không có thể giỏi và không làm đúng được.Lý khí tuy có lẫn man thư nhưng nếu là chân thư thì lại là phần rất quan trọng của khoa địa lý nếu ta nắm vững loan đầu và biết tránh cái sai của man thư.Vậy học địa lý không thể bỏ lý khí được mà chỉ cần tránh lý khí man thư mà thôi. Về phần lý khí của bộ sách này chúng tôi đã cố gắng trình bày thật rõ rệt, bỏ đi những điều gì mơ hồ như phần nhiều các sách địa lý khác đã làm từ xưa đến nay.Ngoài ra chúng tôi cũng vẽ rất nhiều đồ hình để giải thích cho dễ hiểu và cho đỡ sai lầm.Cuối sách này chúng tôi cũng tiếp tục trình bày thêm một số đất kết Cao Biền.Bộ trước, bộ địa lý vi sư pháp đã trình bày các kiểu đất kết của Cao Biền trong 9 Phủ huyện thuộc tỉnh Hà Đông và Hà Nội.Bộ này tiếp tục trình bày những đất kết Cao Biền trong ba tỉnh: Sơn Tây, Vĩnh Phúc Yên và Phú Thọ. Lời tựa Chương 1 : Địa lý trị soạn phú Chương 2 : Phần nôm địa lý trị soạn phú Chương 3: Phần lý khí Chương 4: Long pháp tâm kinh Chương 5: Huyệt pháp tâm kinh Chương 6: Sa pháp tâm kinh Chương 7: Thủy pháp tâm kinh Chương 8: Đất kết Cao Biền tại 3 tỉnh: Sơn tây, Vĩnh Phúc Yên và Phú Thọ Địa Lý Trị Soạn Phú Địa Lý Trị Soạn Phú
-
160,000VNDMô tả Địa Lý Vi Sư Pháp – Cao Trung Mọi người đều biết Phong Thủy có hai trường phái chính, Loan Đầu và Lý Khí. Loan đầu, chính là việc chọn hình thể của môi trường xung quanh, dựa vào dáng sông, dáng núi, dáng đường phố, dáng nhà để tìm ra vị trí đắc cách. Loan Đầu rất hay, rất hiệu quả, tiếc là không có lối vào. Vì vậy, cuốn nhập môn loan đầu cung cấp cho bạn kiến thức cơ sở đầu tiên cho lãnh vực nghiên cứu chuyên sâu này. Am hiểu nó, bạn có thể tìm được vị trí đặt mồ mả tốt nhất để táng huyệt, tìm ra vị trí căn nhà đẹp nhất để đặt cửa hàng. Lý khí, chính là dựa vào việc chọn một phương hướng để tính toán ra phương vị đắc cách tốt nhất. Từ đây, bạn có thể tìm ra phương hướng đặt mộ tốt nhất, phương hướng đặt cửa, bố trí các căn phòng vật dụng trong gia đình. Đỉnh cao của trường phái Lý Khí, chính là Huyền Không Đại Quái, một trường phái phong thủy thần bí mà rất ít người tiếp cận được. Người học phong thủy thông thường, chỉ biết tới bát Trạch và Huyền Không Phi Tinh- còn gọi là tiểu huyền không, nên thực sự là rất đáng tiếc. Địa Lý Vi Sư Pháp Địa Lý Vi Sư Pháp
-
260,000VNDMô tả Tả Ao Địa Lý Toàn Thư – Cao Trung Cụ Tả Ao được tôn là Thánh Địa Lý Tả Ao là người Việt Nam thứ nhất học được khoa Địa lý Chính Tông ở Trung Quốc, và là thầy Địa lý giỏi nhất Việt Nam xưa kia. Tên cụ là Nguyễn Đức Huyên người làng Tả Ao Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (Trung Việt). Cụ sinh vào thời vua Lê chúa Trịnh. Nhà nghèo, cha mất từ hồi còn nhỏ, mẹ lòa. Cụ có một anh cũng nghèo, là người con có hiếu, thấy mẹ mù lòa lúc nào cũng buồn, luôn luôn cầu mong, tìm được thầy thuốc hay, chữa cho mẹ khỏi. May thay gần nơi cụ ở có một thầy thuốc người Tàu chữa mắt rất giỏi. Nhiều người đau mắt đã lâu, mà sau một thời gian được thầy đó chữa trị, lại trông được. Có thầy hay nhưng chữa chạy rất tốn kém và nhà cụ nghèo không thể theo đuổi được việc thuốc thang. Cụ bèn nhất quyết xin phép mẹ đến giúp việc cho thầy chữa mắt này để học nghề và tìm cách chữa cho mẹ. Sau hai năm kiên trì làm việc để chờ thầy truyền nghề. Cụ được vị thầy thuốc này nhận xét là người có cơ trí, đức hạnh nên truyền cho ít phép chữa bí truyền. Tuy chưa phải là hoàn toàn giỏi, nhưng liệu sức có thể chữa cho mẹ khỏi nên cụ xin phép về săn sóc bệnh trạng của mẹ. Sau một thời gian chữa cho mẹ được khỏi lòa, cụ trở lại chỗ thầy cũ tiếp tục học nghề chữa mắt và sau đó cụ theo thầy chữa mắt về Tàu tiếp tục học nghề và giúp đỡ thầy. Khi ông thầy già yếu, thấy cụ quán xuyến được mọi khách hàng cho mình, liền đem nốt kinh nghiệm bí truyền dạy cụ. Khoa Địa lý đã được minh chứng kết quả từ hàng ngàn năm nay, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống hàng ngày. Thật ra, xưa nay, khoa Địa lý có ảnh hưởng lớn lao đến sự thịnh suy của cả một giòng họ nên các thầy Địa lý chân chính rất thận trọng khi chỉ cuộc đất, sợ tổn hao âm đức của mình, và sợ chính kẻ thiếu đức bị hại vì công danh bổng lộc cao mà đức mỏng, nên chỉ bí truyền. Do việc bí truyền của các thầy Địa lý – chỉ truyền dạy kiến thức Địa lý cho con hoặc học trò “ruột” – nên khoa Địa lý chính tông ngày càng mai một. May sao, trong di sản văn hoá Việt Nam còn có được bộ sách Địa lý của cụ Tả Ao, còn gọi là Địa lý Tả Ao. Sách viết tương đối giản dị nhưng súc tích chứ không rắc rối, mông lung như các sách Địa lý của Trung Hoa. Sách Địa Lý Tả Ao chính tông nói thẳng đến phần gốc – phần căn bản, giúp cho người đọc, học Địa lý mau tìm được Long Chân Huyệt Đích. Cuốn sách gồm 5 mục: Địa Đạo diễn ca gồm 120 câu văn vần súc tích. Dã Đàm Tả Ao Địa lý gia truyền bí thư đại toàn Địa lý vi sư pháp Địa lý trị soạn phú Sách Địa lý Tả Ao được viết từ căn bản đến chi tiết, rất súc tích nhưng dễ học, dễ hiểu. Từ lúc sinh thời, cụ đã được người đời tôn là Thánh Địa lý Tả Ao. Cụ là người Việt Nam đầu tiên đi học khoa Địa lý tận nơi khai sáng khoa này là Trung Hoa và cụ cũng là người Việt Nam đầu tiên viết sách Địa lý còn truyền đến ngày nay. Tả Ao Địa Lý Toàn Thư - Cao Trung Tả Ao Địa Lý Toàn Thư – Cao Trung