SÁCH PHONG THỦY
-
160,000VND
Mô tả
Chữ Bát Trong Kinh Dịch-Bát Trạch Chánh Tông (NXB Lao Động 2007) – Hà Tấn Phát, 177 Trang
Nói về địa lý, phần đông ai có học chữ Nho và có đọc Kinh Dịch thì mới hiểu Bát Trạch là quý báu vì sách Bát Trạch là rút một phần trong muôn phần của bộ Kinh Dịch mà làm ra. Dịch có nghĩa là thay đổi biến chuyển theo hai thể Âm và Dương (tối và sáng), do đó mà truy nguyên sự biến hoá vô cùng của vũ trụ gồm cả muôn sự vật trong đời. Bổn sách này, tác giả lựa sẵn tuổi, tuổi nào hạp về phương hướng nào để cất nhà, theo số của Hà Đồ và Lạc Thơ trong Kinh Dịch. Nhà làm sách Bát Trạch quán thông thiên văn, rành Địa lý, am hiểu vụ trụ biến hoá, phải hiểu cả Âm Dương thuộc Ngũ Hành sanh và khắc mới làm ra được. Có lắm người biết chữ Nho và cũng có sách Bát Trạch nhưng không ai chỉ dẫn thì cũng không làm sao mà phân tách tuổi nào biết cung nào tốt hay xấu. Cuốn sách này nhằm giúp quý vị nào có cần đến cũng khỏi thắc mắc khi muốn gây dựng một ngôi nhà đúng Phương hướng theo địa lý. Cuốn sách được sắp đặt rành rẽ từ tuổi Giáp Tý cho đến Quý Hợi là 60 tuổi mà trong sách gọi là Lục Giáp. “Khắp nơi chúng ta lúc nào cũng bị nhuần thấm trong luồng tạm gọi là Vũ trụ tuyển kết hợp bằng hàng triệu vi phân tử khác nhau xuyên qua ta hằng ngày, trong suốt đời chúng ta”. (Trích trong bài tựa của Maurice de Boglie – Quyển “Les Rayons Cosmique” tác giả Le Prince Ringnet, chương 7). “Chúng ta nên khám phá ra những sự huyền vi của tạo vật có ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta thì chúng ta rất thích chí, chẳng khác nào vị thuyền trưởng khi ra biển mà trong tay đã có sẵn chiếc Địa bàn” (Viên Tài Hà Tấn Phát) Mục lục: Chương 1: Hình thể của quả Địa cầu Thiên Can – Địa Chi Hai mươi bốn tiết khí Đông Tây gặp nhau về thuyết Dịch lý học Thái cực Lưỡng nghi Tứ tượng Vũ trụ là gì? Chương 2: Trước khi muốn lựa phương hướng….. Đòn tay và đòn đông (khi dựng nhà) Phá Ngũ trung Thân theo số Hà Đồ Bàn tay Hoàng Ốc (kỵ cất nhà) Bàn Tay Kim Lâu (kỵ cất nhà) Kính thưa cùng quý vị độc giả Hạn Tam tai (Nam nữ coi chung) Nói về phương hướng mả mồ Nói về chết nhằm cung nào tốt hay xấu Bài thơ nói về tám cung chết Bàn tay tính cung chết Bảng kê tính tuổi từ 1 tuổi đến 120 tuổi …..Chữ Bát Trong Kinh Dịch-Bát Trạch Chánh Tông – Hà Tấn Phát -
160,000VNDMô tả Chữ Bát Trong Kinh Dịch-Bát Trạch Chánh Tông (NXB Lao Động 2007) – Hà Tấn Phát, 177 Trang Nói về địa lý, phần đông ai có học chữ Nho và có đọc Kinh Dịch thì mới hiểu Bát Trạch là quý báu vì sách Bát Trạch là rút một phần trong muôn phần của bộ Kinh Dịch mà làm ra. Dịch có nghĩa là thay đổi biến chuyển theo hai thể Âm và Dương (tối và sáng), do đó mà truy nguyên sự biến hoá vô cùng của vũ trụ gồm cả muôn sự vật trong đời. Bổn sách này, tác giả lựa sẵn tuổi, tuổi nào hạp về phương hướng nào để cất nhà, theo số của Hà Đồ và Lạc Thơ trong Kinh Dịch. Nhà làm sách Bát Trạch quán thông thiên văn, rành Địa lý, am hiểu vụ trụ biến hoá, phải hiểu cả Âm Dương thuộc Ngũ Hành sanh và khắc mới làm ra được. Có lắm người biết chữ Nho và cũng có sách Bát Trạch nhưng không ai chỉ dẫn thì cũng không làm sao mà phân tách tuổi nào biết cung nào tốt hay xấu. Cuốn sách này nhằm giúp quý vị nào có cần đến cũng khỏi thắc mắc khi muốn gây dựng một ngôi nhà đúng Phương hướng theo địa lý. Cuốn sách được sắp đặt rành rẽ từ tuổi Giáp Tý cho đến Quý Hợi là 60 tuổi mà trong sách gọi là Lục Giáp. “Khắp nơi chúng ta lúc nào cũng bị nhuần thấm trong luồng tạm gọi là Vũ trụ tuyển kết hợp bằng hàng triệu vi phân tử khác nhau xuyên qua ta hằng ngày, trong suốt đời chúng ta”. (Trích trong bài tựa của Maurice de Boglie – Quyển “Les Rayons Cosmique” tác giả Le Prince Ringnet, chương 7). “Chúng ta nên khám phá ra những sự huyền vi của tạo vật có ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta thì chúng ta rất thích chí, chẳng khác nào vị thuyền trưởng khi ra biển mà trong tay đã có sẵn chiếc Địa bàn” (Viên Tài Hà Tấn Phát) Mục lục: Chương 1: Hình thể của quả Địa cầu Thiên Can – Địa Chi Hai mươi bốn tiết khí Đông Tây gặp nhau về thuyết Dịch lý học Thái cực Lưỡng nghi Tứ tượng Vũ trụ là gì? Chương 2: Trước khi muốn lựa phương hướng….. Đòn tay và đòn đông (khi dựng nhà) Phá Ngũ trung Thân theo số Hà Đồ Bàn tay Hoàng Ốc (kỵ cất nhà) Bàn Tay Kim Lâu (kỵ cất nhà) Kính thưa cùng quý vị độc giả Hạn Tam tai (Nam nữ coi chung) Nói về phương hướng mả mồ Nói về chết nhằm cung nào tốt hay xấu Bài thơ nói về tám cung chết Bàn tay tính cung chết Bảng kê tính tuổi từ 1 tuổi đến 120 tuổi ….. Chữ Bát Trong Kinh Dịch-Bát Trạch Chánh Tông - Hà Tấn Phát Chữ Bát Trong Kinh Dịch-Bát Trạch Chánh Tông – Hà Tấn Phát
-
920,000VNDCombo Quyết Địa Tinh Thư - Bộ Số 2 (Bộ 4 Cuốn) Bộ sách gồm 4 cuốn: Quyết Địa Tinh Thư - Địa Lý Nhập Môn Và La Kinh Thấu Giải Quyết Địa Tinh Thư - Sa-Thủy Pháp Quyết Địa Tinh Thư - Tầm Long Bộ 1 Quyết Địa Tinh Thư - Tầm Long Bộ 2 Người Việt Nam ta phàm những việc lớn như: cưới hỏi, ma chay, khai trương, mua nhà, sắm xe, khởi hành, xuất quân, đặt tên... đều có thói quen đi xem Phong thủy như một nét văn hóa đặc trưng. Khoa học Phong thủy có nhiều ngành, trường phái; giúp ta chọn ngày, chọn vợ chồng, chọn tên, chọn vị trí nhà, đất... cho phù hợp, đại cát, đại lợi. Người xưa có câu, muốn thành công phải có “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa”. Phong thủy giải quyết được cả ba yếu tố trên. Nếu như “Thiên thời” nói đến yếu tố “động” và “Địa lợi” nói đến yểu tố “tĩnh” để chỉ chung về các yếu tố môi trường tác động đến con người, thì Phong thủy có nhiều cách để con người tìm kiết tránh hung... Các bài viết liên quan: 15 Cuốn Sách Phong Thủy Hay Nhất Cho Người Mới Học Phong Thủy Tài Lộc - 9 Cách Cải Thiện Môi Trường Sống Để Kích Hoạt Tài Lộc Newshop xin hân hạnh giới thiệu đến quý bạn đọc!
-
160,000VNDMô tả Cuộc Đời Và Số Mệnh Khi nói đến Dịch Lý, Tử Vi, Phong Thủy và Tướng Mệnh thì hầu hết người Á Đông chúng ta ai cũng công nhận đó là những khoa học huyền bí rất có giá trị của người Trung Hoa từ hơn bốn ngàn năm về trước. Nói là có giá trị vì những khoa học này tuy gọi là huyền bí nhưng lại rất sát thực với cuộc sống hiện tại và giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong những sinh hoạt hằng ngày. Chẳng hạn, khoa Phong Thủy giúp cho chúng ta khi đang sống trên đời biết chọn lựa, điều chỉnh, sửa đổi cho tốt đẹp hơn căn nhà chúng ta đang ở, cơ sở thương mãi chúng ta đang điều hành, và khi chúng ta buông tay từ giã cõi đời thì cũng biết chọn lựa một nơi để yên giấc ngàn thu. Quan niệm này rất quan trọng đối với người xưa, vì đây không phải cho chính bản thân chúng ta nữa mà cho con cháu chúng ta sau này. Chẳng hạn, vua Gia Long khi còn tại vị, ngài đã đích thân chọn địa điểm để xây lăng cho mình, bởi vậy, những triều vua về sau, tuy không có mấy ai tài giỏi như vua Gia Long, lại thêm lịch sử đã có nhiều biến chuyển, nhưng nhà Nguyễn vẫn kéo dài được hơn 150 năm. Khoa Tướng Mệnh giúp chúng ta biết người, biết ta trong vấn đề dùng người, kết bạn hoặc trong những việc giao dịch hằng ngày rất dễ dàng, chỉ qua một cái bắt tay nhau, đối diện nhau trong vài giây phút hoặc trao đổi với nhau vài câu chuyện mà có thể tránh được cái ân hận “lầm người” như chúng ta thường thấy. Còn thâm sâu hơn, như khoa Tử Vi Đẩu Số cũng giúp cho chúng ta biết mình, biết người một cách tường tận từ những chi tiết nhỏ nhặt cho đến tổng quát cả một đời người… Những khoa học huyền bí nêu trên tuy có đối tượng khác nhau, nhưng mục đích giống nhau, ví dụ, đối tượng của khoa Phong Thủy là nơi chúng ta ở, lúc sống là nhà, là cơ sở làm ăn, lúc chết là mộ phần, còn đối tượng của khoa Tử Vi Đẩu Số là con người, và cuộc đời của chúng ta, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết. Còn điểm tương đồng là những lãnh vực mà các khoa này diễn đạt và chi phối trong cuộc sống hằng ngày của một đời người. Chẳng hạn, khoa Phong Thủy chia căn nhà của chúng ta ra làm 8 cung, mỗi cung là biểu tượng một lãnh vực trong đời sống hằng ngày của chúng ta, đó là các cung Quan Lộc, cung Học Vấn, cung Gia Đạo, cung Tài Lộc, cung Địa Vị, cung Tình Duyên, cung Tử Tức và cung Quý Nhân, mỗi cung là mỗi hướng của căn nhà. Khoa Tử Vi cũng diễn đạt đời người qua 12 cung, cung Mệnh, cung Phụ Mẫu, cung Phúc Đức, cung Điền Trạch, cung Quan Lộc, cung Nô Bộc, cung Thiên Di, cung Tật Ách, cung Tài Lộc, cung Tử Tức, Cung Phu Thê, và cung Huynh Đệ. Trong ba bộ môn, Tử Vi, Phong Thủy và Tướng Mệnh, thì Tử Vi là khoa nặng về thiên mệnh hơn cả. Khi nghiên cứu về khoa Tử Vi Đẩu Số, chúng ta sẽ thấy rằng, một người sinh ra đời vào giờ nào, tháng nào và năm nào thì cuộc đời của người này đã được an bài từ giây phút đó. Bởi vậy, chúng ta có thể nói, đời người mười hai bến nước, Thân cư bến nào thì cuộc đời của mình sẽ có sắc thái của bến mà thuyền đời mình đã buông neo. Khi biết một người sinh vào giờ nào, chúng ta có thể phác họa được một nét tổng quát về cuộc đời của người này sẽ như thế nào, và đó chính là một trong những sự kỳ diệu của khoa Tử Vi Đẩu Số, một trong những khoa học huyền bí của người Trung Hoa đã có từ hơn bốn ngàn năm trước. Mục Lục : Đời người mười hai bến nước, Thân cư bến nào ? Mẫu người Thân Mệnh Đồng Cung Mẫu người Thân Cư Phúc Đức Mẫu người Thân Cư Quan Lộc Mẫu người Thân Cư Thiên Di Mẫu người Thân Cư Tài Lộc Mẫu người Thân Cư Phu Thê Mẫu người Mệnh Vô Chính Diệu Mẫu người Tham Vũ Đồng Hành Mẫu người Nửa Đời Nửa Đạo Mẫu người Hà Tì Ngọc Mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm Mẫu người Thai Phục Vượng Tướng Mẫu người Khốc Hư Mẫu người Văn Tinh Ám Củng Mẫu người Dịch Mã Mẫu người Đài Các Mẫu người Đào Hoa Mẫu người Tài Mệnh Tương Đố Mẫu người Bạch Thủ Thành Gia Mẫu người Lưng Trời Gãy Cánh Mẫu người Nhật Trầm Thủy Để Mẫu người Mệnh Tuần Thân Triệt Mẫu người Cự Cơ Mão Dậu Mẫu người Đa Tài Đa Năng Như vậy, cải số được không ? Cuộc Đời Và Số Mệnh Cuộc Đời Và Số Mệnh
-
380,000VNDMô tả Tiên Thiên Vũ Đế Hưng Đạo Đại Vương Ứng Quẻ Thần Toán Chính xác đến bàng hoàng. Trước đây ông đã dùng pháp độn này 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông… Các nước Á, Âu kinh hoàng trong cuộc xâm lược của Mông Cổ Thiên Chúa Giáo, Ấn Độ Giáo, nhiều Giáo phái khiếp đảm. Giáo Hoàng La Mã sợ hãi đến nỗi (Tủy khô, thân gầy, sức kiệt). Các nước Tây Tạng Ấn Độ … Người Đức hàng ngày cầu nguyện “Chúa Trời và các bậc tối cao thượng Đế xin cứu vớt khỏi cơn thịnh nộ TacTa”, và có một nhà tiên tri của Thiên Chúa Giáo nói rằng: “Chỉ khi phương Nam xuất hiện một vị thánh nhân nắm bảo kiếm và lệnh ấn của Ngọc Đế cử xuống phương Nam mới có thể dẹp được ”. Đó là Thanh Tiên Đồng Tử giữ ấn pháp và bảo kiếm của Thái Thượng Lão Quân. Được Ngọc Hoàng Thượng Đế cử giáng trần, Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương. Vị Thánh Tiên đầu tiên nắm thuật Phong Thủy trên nhân gian có thể xoay chuyển càn khôn. Nên được Ngọc Hoàng phong ngài là Cửu Thiên Vũ Đế Trần Triều Thánh quản tam giới và quẻ Xăm của ngài có thể biết trước họa phúc trên nhân gian để người đời xem lường về sau… Cửu Thiên Vũ Đế Trần Triều Hưng Đạo Thánh Cửu Thiên Vũ Đế Trần Triều Hưng Đạo Thánh
-
600,000VNDMô tả Cửu Tinh Phong Thủy – Nguyễn Văn Chung “Cửu tinh phong thủy” đều có độ dày hơn 1.500 trang, là kết tinh thành quả nghiên cứu chuyên sâu của tác giả Nguyễn Văn Chung – một nhà giáo, nhà khoa học – với cổ học phương Đông. Trong cuốn sách, tác giả đã có nhiều luận điểm mang tính khoa học về lĩnh vực lịch pháp và phong thủy. Cuốn “Cửu tinh phong thủy” giúp độc giả từng bước tìm hiểu về phong thủy một ngôi nhà, có thể là chính ngôi nhà mình đang sống, để tránh những điều xấu, đón tài lộc. Theo đánh giá của GS-VTSKH-Viện sĩ Đào Vọng Đức – nguyên Viện trưởng Viện Vật lý, nguyên Giám đốc Trung tâm tiềm năng con người, những cuốn sách của tác giả Nguyễn Văn Chung có giá trị đặc biệt. Tác giả đã chứng minh phong thủy là vấn đề khoa học liên quan đến con người và nhiều lĩnh vực khác. Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng Nguyễn Văn Chung chia sẻ vẫn muốn cống hiến và còn nhiều kế hoạch làm việc. Ông cho biết, nếu trời cho mình sức khỏe, ông có ý định xuất bản cuốn sách nghiên cứu về lá số tử vi qua ADN. Với những kiến thức khoa học mình có được trong 40 năm nghiên cứu về di truyền học, cùng những kiến thức về cổ học phương Đông, ông nhận thấy, tướng mạo gắn với di truyền, với các dự đoán số mệnh và vận hạn con người. Đây sẽ là mảnh đất rộng rãi để các nhà khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu, tham khảo. Cửu Tinh Phong Thủy - Nguyễn Văn Chung Cửu Tinh Phong Thủy – Nguyễn Văn Chung
-
150,000VND
Mô tả
Dã Đàm Tả Ao Tầm Long Gia Truyền Bảo Đàm – Cao Trung
TỰA Của Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ Giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn Giáo sư Đại học Nhân văn và Nghệ thuật Viện Đại Học Minh Đức
Cách đây mấy năm ông Cao Trung đã nhờ tôi đề tựa quyển Địa Lý Tả Ao của ông, nay ông lại có nhã ý nhờ tôi đề tựa tập Dã Đàm Tả Ao này. Tác giả cho biết đây là tài liệu viết tay của ông Nguyễn Tấn Minh thuộc giòng giỏi cụ Tả Ao, viết năm Canh Thìn (cụ Tả Ao tên là Nguyễn Đức Huyên). Tôi may mắn có bộ sách “Tả Ao chân truyền địa lý” do Hà Kim, Duyên Tự Sơn Nhân hiệu đính, Bất Chuẩn Phiên khắc và hiệu Nghĩa Lợi hàng Đào phát hành năm Kỷ Mùi (1919) đời vua Khải Định. Tôi đem hai bản so sánh thì thấy hầu hết giống nhau, ngoại trừ một vài chi tiết nhỏ. Như thế là chúng ta có thể vững bụng về phần tài liệu. Nhưng dù là đọc bản in tại Hà Nội hay bản viết tay của ông Nguyễn Tấn Minh, tôi cũng thấy hết sức khó hiểu. Trái lại khi tài liệu trên vào đến tay ông Cao Trung thì nó lại trở nên khúc chiết, rạch ròi, vì nó đã được ông Cao Trung đem công phu phân thành tiết mục hẳn hoi, nhất là sự bình giải hết sức sáng suốt cặn kẽ. Tác giả vẫn dùng lối văn giản dị, lối trình bày rõ ràng, lại còn kèm thêm nhiều đồ bản, để minh chứng, giải thích, khiến người đọc có cảm giác rằng: khoa Địa lý cũng không đến nổi quá khó như mọi người thường nghĩ. Tuy nhiên, tập trước và tập này mới hoàn tất phần căn bản của khoa địa lý. Nếu muốn đi sâu vào chi tiết, nếu muốn nắm vững được hết những huyền vi, ảo diệu của khoa địa lý, là một khoa rất khó trong các khoa Cổ học thuật Trung Hoa, chắc chắn chúng ta còn phải tốn nhiều công phu, đọc nhiều sách vở. Cái đó là điều dĩ nhiên. Tác giả cũng biết như vậy nên đã hứa hẹn cho xuất bản thêm một số tài liệu về khoa này. Chúng ta sau khi đã đọc qua hai tập địa lý của tác giả hẳn đã hài long và ước ao tác giả mau xuất bản cho đủ toàn bộ khoa địa lý, để chúng ta có đủ tài liệu tham khảo và có được toàn bộ sách quý. Vì không sành về Địa lý, nên tôi chỉ chú trọng đến sự chính xác của tài liệu, và chỉ biết đề cao phương pháp khảo cứu và bình giải của tác giả, chứ không muốn đi sâu vào chuyên môn. Tuy nhiên trước khi cho xuất bản tập sách này, tác giả đã đưa cho nhiều bậc lão thành tinh thông về khoa địa lý xem và đã được các vị hết lời khen tặng, như ta thấy trong “Lời mở đầu” của tác giả. Có một điều tôi muốn lưu ý quý vị độc giả là ông Cao Trung từ nhiều năm nay, đã khổ công nghiên cứu về nhiều bộ môn Đông Phương học. Còn riêng về phương diện học vấn, ông cũng có một căn bản hết sức vững chải, một số vốn liếng hết sức dồi dào. Văn bằng cử nhân Văn khoa, Văn học Việt Nam của ông chính cũng là một sự bảo đảm cho sự hiểu biết của ông. Sau những lời trình bày và nhận định trên, tôi xin nồng nhiệt giới thiệu tập sách địa lý Dã Đàm Tả Ao này cùng quý vị độc giả. Ước mong, đối với quý vị, tập sách này sẽ được đúng như lời cụ Tả Ao: Báu này yêu tựa ngọc vàng Được thì nên trọng nên sang, nên giàu Lấy tín lấy kính làm đầu Đạo có sở cầu, chí có ắt nên. Lọ là cưỡi hạc đeo tiền Trước tiên học lấy thần tiên trên đời… Sài gòn, ngày 10 tháng 4 năm 1974LỜI NÓI ĐẦU
Năm 1969 tập Địa Lý Tả Ao (Địa đạo Diễn Ca) ra đời, trong đó chúng tôi có giới thiệu tập Địa lý thứ hai: Dã Đàm Tả Ao (Tầm Long gia truyền bảo đàm) tức là bộ này. Từ khi xuất bản cuốn thứ nhất cho đến nay, chúng tôi được biết luôn luôn quý vị độc giả mong mỏi có cuốn kế tiếp. Cuốn thứ hai, lẽ ra có thể xuất bản vào năm 1970 mà cho đến ngày nay 1974 nó mới ra đời, vì có nhiều yếu tố đặc biệt, mà chúng tôi xin trình bày lên quý vị, dưới đây:- Cuốn trước nặng về loan đầu, cuốn sau nặng về lý khí và hai cuốn này trở nên một cặp thư hùng về căn bản địa lý. Muốn được như vậy phải chuẩn bị cho nó thật chu đáo mới khỏi phụ lòng độc giả trông mong, mới xứng với tập trước và mới hoàn thành sứ mạng việc soạn thảo cổ thư.
- Từ trước tới nay, đã có bao nhiêu man thư về địa lý mà toàn dựa vào lý khí để làm man thư nên cuốn này, nặng phần lý – khí, phải làm cho rõ đâu là chân và đâu là cái ngụy của khoa Địa lý, nên tác giả đã phải ôn lại trên mười bộ sách địa lý vừa cổ thư bí truyền vừa có bán trên thị trường để đối chiếu và loại bỏ đi những phần nào có thể dễ làm cho độc giả dễ nhầm lẫn, khi đọc nó. Ngoài ra, cũng phải phân biệt chỗ nào quan trọng, chỗ nào kém quan trọng để nhấn mạnh những chổ quan trọng, cho độc giả mau có ý thức chính xác về phần lý khí, để đỡ nhầm lẫn, bởi nhầm về lý khí thì rất tai hại.
- Nói là lý khí, nhưng thực thể của nó vẫn là loan đầu. Nếu quân thực thể mà trình bày nguyên những gì trừu tượng, vẫn còn làm cho độc giả khó nhận chân, nên các phần lý khí trên sách đều được tác giả cố gắng dung hòa với loan đầu cho có cả thể (loan đầu) và dụng (lý khí) mới là toàn bích.
- Phần lý khí, nói hết ra một cách quá phân tích sẽ làm mất hứng thú sáng tác của độc giả, và cũng sẽ lại tạo nên hậu quả tai hại là dễ nệ vào phân tích mà quên tổng hợp. Khoa địa lý cũng như nhiều khoa khác phải sử dụng cả phân tích lẫn tổng hợp cùng một lúc mới thành công.
- Sau đây lại là sự dung hòa 2 quan niệm mâu thuẩn liên quan đến sự phổ biến khoa địa lý đã làm cho tác giả thắc mắc suốt thời gian soạn bộ sách này:
- Một là nếu không lưu lại sự chân truyền địa lý thì ít lâu sau khoa này sẽ mai một, đâu còn của báu của tiền nhân.
- Hai là các chân sư sợ rằng “kẻ tục” sẽ tạo nên thị trường địa lý, dù chưa tinh thông. Như vậy sẽ gây tai hại cho đời, nếu sự phổ biến nó quá dễ dàng.
- Địa lý Tả Ao tiên sinh truyền (của cụ Tả Ao).
- Lưu Xá Hòa Chính bí truyền địa pháp (của cụ Hòa Chính)
- Dương gia bí pháp (phối hợp địa lý với các khoa địa lý học Đông phương).
- Bích ngọc kinh (cổ thư địa lý Trung Hoa).
- Thanh nang kinh (cổ thư Địa lý Trung Hoa).
Dã Đàm Tả Ao Tầm Long Gia Truyền Bảo Đàm -
420,000VNDsách dày 660 trang , bìa mêm sách có nội dung đầy đủ tất cả những kiên thức huyền học phương đông như , bùa chú , tử vi , phong thuỷ , nhân tướng vv,vv,v
-
230,000VNDMô tả Trạch Cát Dân Gian Toàn Thư Chọn ngày còn được gọi là Trạch cát – chọn lựa sự tốt lành. Chọn lựa sự tốt lành là một nhu cầu trọng yếu của cuộc sống con người. Nhân loại sinh tồn, trong mọi hoạt động đều mong muốn có được hoàn cảnh an toàn, mà mục đích của Trạch cát, cũng chỉ là đạt được sự an toàn mà thôi. Trạch cát chính là sự nỗ lực lựa chọn của con người, lợi dụng những điều kiện có lợi, tránh né và khắc phục các nhân tố bất lợi, theo lành tránh dữ, thu lợi bỏ họa, nó cũng chính là thiên tính và bản năng của con người. Trạch cát là do con người vận dụng trí tuệ và kinh nghiệm, tìm tòi, xác định trong các hoạt động của con người một thời gian thích hợp, không gian thích hợp, làm sao cho nắm thật vững được các yếu tố Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa đồng thời hòa hợp được ba mối quan hệ này để tạo thành một cơ hội tốt nhất. Trạch cát đồng thời cũng có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về tâm lý cho chúng ta, tăng thêm lòng tin tưởng và quyết tâm để làm việc. Thuật trạch cát được chia thành nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Xét từ nghĩa rộng, trạch cát bao gồm tất cả những hành động tìm kiếm hoặc lựa chọn các thông tin tốt lành. Các khái niệm trong tướng thuật như Bát quái, Thất quái, Lục Nhâm, Kỳ môn Độn giáp, Cầm tinh, Kham dư, Kiến Trừ, Tùng thần đều có thể được gọi là thuật trạch cát. Thuật trạch cát được giới thiệu ở đây là phương pháp lấy thiên can, địa chi và lịch pháp làm cơ sở, kết hợp với Bát Quái, Cửu tinh, nhị thập bát tú, mười hai trực, Lục diệu, Ngũ hành, căn cứ theo các thần sát của giờ, ngày, tháng, năm để chọn ra ngày, giờ tốt lành, may mắn; đó chính là thuật trạch cát theo nghĩa hẹp. Thuật trạch cát này có liên quan mật thiết với lịch pháp nên rất phổ biến trong dân gian. Mọi người thường nói đến “xem ngày”, “ngày hoàng đạo” chính là chủ thuật trạch cát này. Trạch Cát Dân Gian Toàn Thư Trạch Cát Dân Gian Toàn Thư
-
2,000,000VNDgiáo trình đào tạo phong thuỷ của thầy vũ xuân quang vào nhũng năm đầu tiên khoa phong thuỷ chính tông ở viêt nam
-
180,000VNDMô tả Đơn giản, biến đổi, bất biến là 3 nghĩa cơ bản của chữ Dịch (Kinh Dịch) – toàn bộ tinh túy của nền học thuật cổ đại Trung Quốc. 9 chuyên đề trong sách Dịch lý và phong thủy đã chứng minh Dịch học tuy đã có từ thời cổ đại nhưng không hề lạc hậu. Với bố cục 2 phần: Dịch lý cơ chế của thiên thời và phong thủy cơ chế của địa lợi cùng những phương pháp dự đoán, sách chỉ ta cách dự báo được khả năng sự việc có thể diễn biến, giúp phát huy điều thuận lợi và cả biện pháp để hạn chế những điều không may có thể xảy ra. Dịch lí và phong thủy thực sự là món quá vô giá cho những độc giả say mê nghiên cứu và ứng dụng Kinh dịch. MỤC LỤC Phần thứ nhất – Dịch lý cơ chế của thiên thời Lời giới thiệu Lời ngỏ Dẫn nhập Chuyên đề 1: Dịch lý thân quen hay xa lạ? Chuyên đề 2: Tiếp cận dịch lý theo phương pháp SWOT Chuyên đề 3: Dịch lý là hệ thống qui chiếu của tập mờ vũ trụ đa cực Chuyên đề 4: Giải mã một vài cái “biết ngày nay” từ trong cái “tin đã xưa” Chuyên đề 5: Nghiệm lý phần mềm hệ điều hành âm dương Chuyên đề 6: Tại sao tân mão thuộc hành mộc mà không phải hành thủy? Hành hỏa? Hay hành nào khác? Chuyên đề 7: Đi tìm lời khuyên trong “chiết tự luận danh” Phần thứ hai – Phong thủy cơ chế của địa lợi Phong thủy là gì Thay lời giới thiệu Chuyên đề 8: Tâm linh phong thủy trong ngôn ngữ dịch lý Chuyên đề 9: Nghiệm lý của người xưa: Phong hòa – Thủy tú Chuyên đề 10: Thuật ngữ dùng trong phong thủy Chuyên đề 11: Giới thiệu vài mô hình phong thủy đẹp Chuyên đề 12: Bàn thêm về hướng và thế trong phong thủy Chuyên đề 13: Tú khí Việt Nam Chuyên đề 14: Bảng nạp âm dương